Chào Mừng Các Bạn Đến Với Diển Đàn Của Chúng Tôi . Chúng Tôi Không Chịu Bất Cứ Trách Nhiệm Của Cá nhân Hay Nội Dung Của Bài Viết Nào Trong Diển Đàn . Chúc Các Bạn Online vui Vẻ
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Diển Đàn Của Chúng Tôi . Chúng Tôi Không Chịu Bất Cứ Trách Nhiệm Của Cá nhân Hay Nội Dung Của Bài Viết Nào Trong Diển Đàn . Chúc Các Bạn Online vui Vẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:06 pm
1.IC là gì ? IC là viết tắt của International Circuit nghĩa là Mạch tổ hợp , trong mỗi một con IC dù nhỏ nhưng cũng chứa dụng rất nhiều mạch điện khác nhau, các mạch đó lại được cấu tạo lên từ các đèn Transistor
2.- CPU có thể chứa đến hàng chục triệu Transistor, các Transistor được tổ chức thành các mạch Logic mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:11 pm
3.Các mạch Logic - thành phần cấu tạo nên IC - Các mạch Logic là thành phần để tạo lên IC vi xử lý và các IC xử lý tín hiệu số khác trong điện thoại di động cũng như trên các thiết bị số khác, có nhiều mạch Logic nhưng ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu với các bạn 4 loại mạch Logic chính như sau:
2.1 - Cổng đảo (cổng NOT) [You must be registered and logged in to see this link.]
Nếu đưa giá trị 0 qua cổng đảo bạn sẽ nhận được giá trị 1 ở đầu ra Nếu đưa giá trị 1 qua cổng đảo bạn sẽ nhận được giá trị 0 ở đầu ra
2.2 - Cổng và (cổng AND) [You must be registered and logged in to see this link.]
Cổng (AND) có từ 2 tín hiệu vào trở lên, tín hiệu ra nhận được sẽ bằng tích của các tín hiệu vào, vì vậy tín hiệu ra chỉ bằng giá trị 1 khi tất cả các tín hiệu vào đều có giá trị là 1, chỉ cần một đầu vào có giá trị 0 là đầu ra sẽ có giá trị 0
Cổng OR có giá trị logic ra bằng tổng các giá trị logic vào, chỉ cần một đầu vào có giá trị bằng 1 thì đầu ra có giá trị bằng 1
2.4 Cổng loại trừ (cổng XOR)
[You must be registered and logged in to see this link.]Cổng loại trừ có đặc điểm, khi nào hai tín hiệu vào khác nhau thì đầu ra có giá trị 1, khi các đầu vào giống nhau thì đầu ra có giá trị 0
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:12 pm
4.IC khuếch đại thuật toán (OP Amply)
[You must be registered and logged in to see this link.] - IC khuếch đại thuật toán có cấu tạo khá đơn giản, có 2 đầu vào, một đầu ra, một đường Vcc và một đường Mass - IC khuếch đại thuật toán được ứng dụng rất nhiều, chỉ cần kết hợp với R và C là ta đã tạo ra rất nhiều loại mạch cực kỳ thông dụng như: Mạch khuếch đại, mạch dao động, mạch so sánh, mạch đổi dạng xung răng cưa thành xung vuông ...
Hình ảnh thực tế của IC, sơ đồ mạch ứng dụng của IC, sơ đồ khối trong IC
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:16 pm
[You must be registered and logged in to see this link.] Các mạch Logic và IC khuếch đại thuật toán trong IC điều khiển mạch chiếu sáng màn hình, bàn phím máy Nokia 7610
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:21 pm
Đèn Mosfet : - Đèn Mofet được cấu tạo nên từ những chất bán dẫn Silium loại N và P, chúng có 3 cực là D (Drain - cực nền) S (Source - cực nguồn) G (Gate - cực cổng) Có 2 loại đèn Mosfet là Mosfet thuận và Mosfet ngược, trong mạch điện thường sử dụng Mosfet ngược
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:24 pm
Đặc điểm của Mosfet : - Trở kháng giữa chân G đến chân S là vô cực - Trở kháng giữa chân G đến chân D là vô cực - Trở kháng giữa chân D đến chân S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa G và S
- Khi chân G được cấp điện dương thì Mosfet dẫn điện và đèn sáng. - Sau khi ngắt điện, do điện tích nạp vào chân G vẫn còn nên Mosfet vẫn tiếp tục dẫn và đèn vẫn sáng - Khi đóng chân G xuống Mass điện tích ở chân G bằng 0 nên đèn tắt [You must be registered and logged in to see this link.] 7. Ứng dụng của Mosfet : - Trong điện thoại di động, Mosfet được sử dụng trong IC xạc điện cho Pin, trong IC khuếch đại công suất phát và trong IC điều khiển chiếu sáng màn hình, bàn phím.
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:25 pm
2 - Những mạch cơ bản có trên điện thoại di động 1.Mạch dao động bằng tinh thể thạch anh. Dao động tinh thể là một khái niệm cơ bản và quan trọng ngành linh kiện điện tử nói chung và công nghệ điện thoại nói riêng. Mọi sự hoạt động của xung nhịp, bus...trong điện thoại đều liên quan đến dao động tinh thể bởi đây là các tần số làm việc được sản sinh từ dao động tinh thể. Những tinh thể được sử dụng nhiều nhất trong dao động tinh thể là tinh thể thạch anh.
Bộ dao động OSC được sử dụng trên điện thoại di động để tạo xung Clock
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:27 pm
2.Mạch dao động bằng điện áp (VCO)[You must be registered and logged in to see this link.]
Bộ dao động VCO (Voltage Control Oscilator) dao động điều khiển bằng điện áp Trong bộ dao động VCO người ta sử dụng Đi ốt biến dung để tạo dao động, khi điều chỉnh cho điện áp ngược rơi trên đi ốt thay đổi > giá trị điện dung thay đổi > dẫn đến tần số dao động thay đổi.
- Một chiếc mô tơ có gắn một miếng sắt lệch tâm, khi quay lực ly tâm của miếng sắt sẽ làm cho mô tơ rung lên, mô tơ được gắn chặt vào vỏ máy vì vậy máy sẽ rung lên khi mô tơ quay. - Để kiểm tra mô tơ rung, bạn có thể dùng một quả pin như trên hoặc dùng đồng hồ vạn năng để thang x1Ω đo vào hai cực cấp điện cho mô tơ, mô tơ sẽ quay và rung tít.
Trên điện thoại, CPU sẽ đưa ra lệnh điều khiển IC-VIBRRA cấp dòng cho mô tơ rung quay khi có cuộc gọi đến
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:31 pm
4.Hoạt động của Loa, chuông và Micro
[You must be registered and logged in to see this link.] Cấu tạo của loa: - Loa có một cuộn dây hình trụ đặt giữa hai cực của một nam châm vĩnh cửu, từ trường của nam châm tương đối mạnh, khi ta cho dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường và từ trường của cuộn dây sẽ bị từ trường của nam châm đẩy làm cho cuộn dây chuyển động, nếu ta đưa dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây thì cuộn dây sẽ chuyển động quanh vị trí cân bằng. Nếu ta cho dòng điện có tần số 1000Hz chạy qua cuộn dây thì cuộn dây sẽ dao động với tần số 1000Hz - Người ta gắn cuộn dây với một chiếc màng cứng ta sẽ được một chiếc chuông (chuông điện thoại), nếu ta gắn cuộn dây với một chiếc màng bằng giấy ta sẽ được một chiếc loa, khi màng loa dao động ở tần số cao nó sẽ phát ra âm thanh - Micro cũng có cấu tạo giống loa nhưng cuộn dây quấn nhiều vòng hơn, trở kháng của cuộn dây cao hơn, màng của Micro mỏng hơn để dễ dàng rung động khi có sóng âm thanh tác động tới, khi có sóng âm thanh, màng micro rung lên, cuộn dây dao động trong từ trường và tạo ra điện áp cảm ứng cho ta tín hiệu âm tần.
Chuông của điện thoại, chuông là một chiếc loa màng cứng
[You must be registered and logged in to see this link.] Loa và micro của điện thoại di động
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:32 pm
Kiểm tra loa :
[You must be registered and logged in to see this link.] Để đồng hồ ở thang X1Ω quẹt quẹt que đo vào hai cực của loa, thấy loa kêu sột xoẹt là loa tốt
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:34 pm
1 Mạch tạo dao động 1.1 Khái niệm về mạch dao động. Mạch dao động được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị điện tử, như mạch dao động nội trong khối RF Radio, trong bộ kênh Ti vi mầu, Mạch dao động tạo xung dòng , xung mành trong Ti vi , tạo sóng hình sin cho IC Vi xử lý hoạt động v v
Mạch dao động hình Sin
Mạch dao động đa hài
Mạch dao động nghẹt
Mạch dao động dùng IC
1.2 Mạch dao động hình Sin Người ta có thể tạo dao động hình Sin từ các linh kiện L C hoặc từ thạch anh. * Mạch dao động hình Sin dùng L C
[You must be registered and logged in to see this link.] Mạch dao động hình Sin dùng L C
Mach dao động trên có tụ C1 // L1 tạo thành mạch dao động L -C Để duy trì sự dao động này thì tín hiệu dao động được đưa vào chân B của Transistor, R1 là trở định thiên cho Transistor, R2 là trở gánh để lấy ra tín hiệu dao động ra , cuộn dây đấu từ chân E Transistor xuống mass có tác dụng lấy hồi tiếp để duy trì dao động. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào C1 và L1 theo công thức
f = 1 / 2.p.( L1.C1 )1/2
* Mạch dao động hình sin dùng thạch anh.
[You must be registered and logged in to see this link.] Mạch tạo dao động bằng thạch anh .
X1 : là thạch anh tạo dao động , tần số dao động được ghi trên thân của thach anh, khi thạch anh được cấp điện thì nó tự dao động ra sóng hình sin.thạch anh thường có tần số dao động từ vài trăm KHz đến vài chục MHz.
Đèn Q1 khuyếch đại tín hiệu dao động từ thạch anh và cuối cùng tín hiệu được lấy ra ở chân C.
R1 vừa là điện trở cấp nguồn cho thạch anh vừa định thiên cho đèn Q1
R2 là trở ghánh tạo ra sụt áp để lấy ra tín hiệu .
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:35 pm
1.3 Mạch dao động đa hài.
[You must be registered and logged in to see this link.] Mạch dao động đa hài tạo xung vuông
* Bạn có thể tự lắp sơ đồ trên với các thông số như sau :
R1 = R4 = 1 KW
R2 = R3 = 100KW
C1 = C2 = 10µF/16V
Q1 = Q2 = đèn C828
Hai đèn Led
Nguồn Vcc là 6V DC
Tổng giá thành lịnh kiện hết khoảng 4.000 VNĐ
* Giải thích nguyên lý hoạt động : Khi cấp nguồn , giả sử đèn Q1 dẫn trước, áp Uc đèn Q1 giảm => thông qua C1 làm áp Ub đèn Q2 giảm => Q2 tắt => áp Uc đèn Q2 tăng => thông qua C2 làm áp Ub đèn Q1 tăng => xác lập trạng thái Q1 dẫn bão hoà và Q2 tắt , sau khoảng thời gian t , dòng nạp qua R3 vào tụ C1 khi điện áp này > 0,6V thì đèn Q2 dẫn => áp Uc đèn Q2 giảm => tiếp tục như vậy cho đến khi Q2 dẫn bão hoà và Q1 tắt, trạng thái lặp đi lặp lại và tạo thành dao động, chu kỳ dao động phụ thuộc vào C1, C2 và R2, R3.
2 Thiết kế mạch dao động bằng IC IC tạo dao động XX555 ; XX có thể là TA hoặc LA v v
[You must be registered and logged in to see this link.] Mạch dao động tạo xung bằng IC 555
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:37 pm
Bạn hãy mua một IC họ 555 và tự lắp cho mình một mạch tạo dao động theo sơ đồ nguyên lý như trên.
Vcc cung cấp cho IC có thể sử dụng từ 4,5V đến 15V , đường mạch mầu đỏ là dương nguồn, mạch mầu đen dưới cùng là âm nguồn.
Tụ 103 (10nF) từ chân 5 xuống mass là cố định và bạn có thể bỏ qua ( không lắp cũng được )
Khi thay đổi các điện trở R1, R2 và giá trị tụ C1 bạn sẽ thu được dao động có tần số và độ rộng xung theo ý muốn theo công thức.
T = 0.7 × (R1 + 2R2) × C1 và f = 1.4 (R1 + 2R2) × C1 T = Thời gian của một chu kỳ toàn phần tính bằng (s) f = Tần số dao động tính bằng (Hz) R1 = Điện trở tính bằng ohm (W ) R2 = Điện trở tính bằng ohm ( W ) C1 = Tụ điện tính bằng Fara ( W ) T = Tm + Ts T : chu kỳ toàn phần Tm = 0,7 x ( R1 + R2 ) x C1 Tm : thời gian điện mức cao Ts = 0,7 x R2 x C1 Ts : thời gian điện mức thấp
[You must be registered and logged in to see this link.] Chu kỳ toàn phần T bao gồm thời gian có điện mức cao Tm và thời gian có điện mức thấp Ts
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:38 pm
Từ các công thức trên ta có thể tạo ra một dao động xung vuông có độ rộng Tm và Ts bất kỳ.
Sau khi đã tạo ra xung có Tm và Ts ta có T = Tm + Ts và f = 1/ T
* Thí dụ bạn thiết kế mạch tạo xung như hình dưới đây.
[You must be registered and logged in to see this link.] Mạch tạo xung có Tm = 0,1s , Ts = 1s
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:40 pm
3 Mạch dao động nghẹt Mạch dao động nghẹt ( Blocking OSC ) Mạh dao động nghẹt có nguyên tắc hoạt động khá đơn giản, mạch được sử dụng rộng rãi trong các bộ nguồn xung ( switching ), mạch có cấu tạo như sau :
[You must be registered and logged in to see this link.] Mạch dao động nghẹt
Mạch dao động nghẹt bao gồm :
Biến áp : Gồm cuộn sơ cấp 1-2 và cuộn hồi tiếp 3-4, cuộn thứ cấp 5-6
Transistor Q tham gia dao động và đóng vai trò là đèn công xuất ngắt mở tạo ra dòng điện biến thiên qua cuộn sơ cấp.
Trở định thiên R1 ( là điện trở mồi )
R2, C2 là điện trở và tụ điện hồi tiếp
Có hai kiểu mắc hồi tiếp là hồi tiếp dương và hồi tiếp âm, ta xét cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của từng mạch.
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:41 pm
Mạch hồi tiếp âm có cuộn hồi tiếp 3-4 quấn ngược chiều với cuộn sơ cấp 1-2 , và điện trở mồi R1 có trị số nhỏ khoảng 100KW , mạch thường được sử dụng trong các bộ nguồn công xuất nhỏ khoảng 20W trở xuống
Nguyên tắc hoạt động : Khi cấp nguồn, dòng định thiên qua R1 kích cho đèn Q1 dẫn khá mạnh, dòng qua cuộn sơ cấp 1-2 tăng nhanh tạo ra từ trường biến thiên => cảm ứng sang cuộn hồi tiếp, chiều âm của cuộn hồi tiếp được đưa về chân B đèn Q thông qua R2, C2 làm điện áp chân B đèn Q giảm < 0V => đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, sau khoảng thời gian t dòng điện qua R1 nạp vào tụ C2 làm áp chân B đèn Q tăng => đèn Q dẫn lặp lại chu kỳ thứ hai => tạo thành dao động .
Mạch dao động nghẹt hồi tiếp âm có ưu điểm là dao động nhanh, nhưng có nhược điểm dễ bị xốc điện làm hỏng đèn Q do đó mạch thường không sử dụng trong các bộ nguồn công xuất lớn.
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:42 pm
Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương .
Mạch dao động nghẹt hồi tiếp dương có cuộn hồi tiếp 3-4 quấn thuận chiều với cuộn sơ cấp 1-2, điện trở mồi R1 có trị số lớn khoảng 470KW
Vì R1 có trị số lớn, lên dòng định thiên qua R1 ban đầu nhỏ => đèn Q dẫn tăng dần => sinh ra từ trường biến thiên cảm ứng lên cuộn hồi tiếp => điện áp hồi tiếp lấy chiều dương hồi tiếp qua R2, C2 làm đèn Q dẫn tăng => và tiếp tục cho đến khi đèn Q dẫn bão hoà, Khi đèn Q dẫn bão hoà, dòng điện qua cuộn 1-2 không đổi => mất điện áp hồi tiếp => áp chân B đèn Q giảm nhanh và đèn Q lập tức chuyển sang trạng thái ngắt, chu kỳ thứ hai lặp lại như trạng thái ban đầu và tạo thành dao động.
Mạch này có ưu điểm là rất an toàn dao động từ từ không bị xốc điện, và được sử dụng trong các mạch nguồn công xuất lớn như nguồn Ti vi mầu.
* Xem lại lý thuyế về cảm ứng điện từ :
[You must be registered and logged in to see this link.] Thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng điện từ trong biến áp.
Ở thí nghiệm trên ta thấy rằng , bóng đèn chỉ loé sáng trong thời điểm công tắc đóng hoặc ngắt , nghĩa là khi dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp biến đổi, trong trường hợp có dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp nhưng không đổi cũng không tạo ra điện áp cảm trên cuộn thứ cấp
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:44 pm
ần đây thấy nhiều anh em than phiền về bệnh này, nhiều người làm được, nhiều người không. Anh em tham gia, chia sẻ, cũng chỉ có rất ít người chỉ đúng hướng, đúng nguyên lý (Mới phải xóa mấy bài, chỉ trỏ lung tung, sai nghiêm trọng, VD như thay con LED bàn phím...). Bản thân là 1 bậc thày về Điện tử - Mobile, lý thuyết cơ bản, nguyên lý mạch điện... và cũng đồng thời là 1 người thợ cầm khò 31 days/ Tháng (Trừ tháng thiếu, và hôm nào cầm... Ly, Chai, hay... Xỉn... từ đêm hôm trước ) nên hôm nay cố ngồi gõ cho nó đầu đuôi, cơ bản 1 chút về bệnh này, trên các dòng máy nói chung, và dòng main 1110i. 1600,... nói riêng! Xin phân tích ngay trên main 1110i luôn, (cho đỡ "Lạc chủ đề", các mod ban chết! ) Hy vọng giúp các bạn mới vào nghề, không có điều kiện đi học cơ bản, hoặc đi học, nhưng... Hay trốn học! có điều kiện hiểu thật sâu, thật chắc về mạch này.
Về mạch đèn chiếu sáng LCD, Keypad (Thuộc khối UI - User Interface) của 1110i, bao gồm chủ yếu các linh kiện sau:
- N2400 là IC tạo dao động, Swiching và tích hợp cả bộ nắn 1 chiều trong nó (với nhiều máy Nokia đời cũ, Diode nắn 1 chiều không nằm trong IC đèn, mà mắc ngoài)
- L2400 là cuộn dây, dạng biến áp rung, kết hợp với mạch Swiching trong N2400 để tạo tăng áp cho hệ thống Led chiếu sáng (Với dòng máy này, mạch gồm 3 Led mắc nối tiếp, 1 trên vỉ phím, và 2 led trên LCD)
- V2401 là Transitor Contact, làm việc như 1 Contact điện tử, đóng, cắt áp active cho N2400 hoạt động (Enable) hoặc nghỉ (Disable)
- C2400 Tụ lọc tăng áp (7,5v theo lý thuyết)
- R2400 Điện trở thoát mass cho mạch Led (Toàn bộ dòng tiêu thụ trên cả 3 led sẽ đổ qua R này, về GND)
Sơ lược về nguyên lý hoạt động của mạch như sau: (Chỉ phân tích theo cách dễ hiểu, không đề cập dạng xung, tần số đóng cắt... trong IC đèn N2400)
Khi mở nguồn, hoặc đang ở chế độ chờ mà 1 key được bấm (Không khoá Phím) hoặc có cuộc gọi, tin nhắn tới, cắm xạc... tại chân J2 (KDLight) của D2200 (UEM) có mức áp Hight. Áp này được đưa tới chân B của V2401 (Transtor Contact) khiến transtor này dẫn. Áp Vflash = 2,8v từ UEM được cấp sẵn vào chân Emiter của transitor này được nối thông qua mối nối E-C của transitor đưa tới chân A2 (ENnable) của IC đèn N2400. Tại chân C của V2401 có R2409 = 10K chống xung, dập áp dò. Khi đó, N2400 đã được cấp nguồn nuôi đầy đủ, nếu các mạch kết hợp của IC tốt => IC này hoạt động, tạo tăng áp => Nắn 1 chiều ngay trong IC ra chân C1 (Vled Out) => Được lọc phẳng bởi C2400 và cấp lên chân 6 LCD Conector (Vled+ 7,5v), dòng điện chạy qua 2 Led trong LCD, ra chân 7 của Conector, qua tiếp V2400 (Led bàn phím) và thoát mass trên R2400 sẽ khiến toàn bộ mạch đèn phát sáng, cho đến khi lệnh active trên chân J2 của UEM mất (Trở về mức Low = 0 V).
Như vậy, nếu đèn luôn sáng, chúng ta có thể nhận xét rằng:
1- Áp Active từ chân J2 của UEM luôn có (Do chạm chập với 1 đường nào đó luôn có áp trong gầm IC hay trên tuyến mạch từ J2 gầm UEM tới chân B của V2401, hoặc do chính bản thân UEM chập chân này) khiến V2401 luôn đóng
2- V2401 Chập, khiến Vflash = 2,8v luôn có tại chân A2 của N2400 => IC này luôn ở chế độ Enable => Tăng áp luôn có, do N2400 luôn chạy.
3- Bản thân N2400 có hiện tượng chập chạm chân EN khiến mạch dao động đa hài và mạch Swiching trong IC luôn hoạt động => Luôn có tăng áp trên C1 của IC.
Căn cứ vào nguyên lý hoạt động và phân tích hiện tượng trên => Cách xử lý nhanh nhất bệnh này là:
- Cách ly V2401 => Nếu hết bệnh => Hư hỏng thuộc khối Contact hoặc Active => Đo áp tại chân B của v2401 (Khi mở máy hoặc khi bấm phím) => Nếu vẫn thấy điện áp tại đây có sự đóng, ngắt (theo khoảng thời gian mà đèn sáng, tắt nếu máy bình thường) => UEM và mạch từ UEM tới B của V2401 OK => Hư hỏng do Contact (Cụ thể là transitor V2401 và mạch của nó) Ở đây, các bạn lưu ý 1 số model có thể Set thời gian sáng cho đèn màn hình => Khoảng thời gian thay đổi giữa 2 chế độ sẽ khác nhau.
Nếu áp tại chân B của v2401 luôn có, cho dù đã nhấc transitor này ra => Lệnh active từ UEM luôn có (Hỏi sao đèn nó không luôn sáng ) => Có sự chập chạm tuyến từ J2 của UEM tới B của v2401, và thường thì IC nguồn (UEM) bị chập chân khi đóng lại, hoặc Die (Chập ngay trong khối này của IC) => Quất ngược về UEM
- Nếu khi cách ly 2 khối (Tháo V2401), đèn vẫn luôn sáng => Chập do khối IC đèn, mạch tăng áp => Thường thì nhấc IC đèn ra, đo tại chân A2 là xác định được. Nếu A2 luôn có áp => Chập trên main (Ít gặp) còn nếu không có => Chập A2 ngay trong N2400 khiến A2 luôn có áp mở => Thay N2400.
Tóm lại Đèn luôn sáng (Bình thường, ko bị câu kéo) = Luôn có tăng áp (Vled Out trên C1 - N2400 hay đầu C2400) chỉ có thể do 2 trường hợp trên gây ra. Bằng phương pháp cách ly, đo đạc, chỉ trong vòng vài phút là các bạn có thể xác định chắc chắn hư hỏng do khối nào, và có hướng giải quyết chính xác, có cơ sở lý thuyết cơ bản. Còn làm như thế nào, thành công bao nhiêu % phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng, tay nghề, linh kiện, thiết bị của bạn! Và 1 phần, còn phụ thuộc vào... Khách hàng của bạn nữa Chúc các bạn ngày 1 vững vàng "tay súng", hiểu sâu hơn, làm tốt hơn, có cơ sở hơn trong nghề nghiệp!
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:45 pm
1- Điện trở (R) 1.Ký hiệu, đơn vị - Trên các sơ đồ nguyên lý, điện trở có ký hiệu là R , ví dụ R6034..
- Hình dáng: điện trở có thân mầu đen, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại - Các linh kiện có thân mầu nâu là tụ điện.
3.Chức năng của điện trở trên mạch - Điện trở có tác dụng hạn chế dòng điện đi qua một phụ tải tiêu thụ - Tạo ra một điện áp theo ý muốn khi đấu các điện trở mắc nối tiếp thành cầu phân áp - Dẫn điện hoặc dẫn tín hiệu đi qua và điều chỉnh được dòng điện qua mạch theo ý muốn khi thay đổi trị số R
4.Phương pháp kiểm tra điện trở trên mạch - Để đo điện trở trước hết bạn cần biết hoặc dự đoán được giá trị gần đúng của điện trở là bao nhiêu. - Ví dụ: Các điện trở nối tiếp trên đường cấp nguồn thì thường có giá trị ôm (Ω) nhỏ và công suất lớn (công suất tỷ lệ với kích cỡ của điện trở) - Nếu bạn không đoán được, bạn cần đối chiếu linh kiện trên vỉ máy sang sơ đồ vị trí để biết đó là R bao nhiêu? từ đó đối chiếu sang sơ đồ nguyên lý để biết giá trị ôm (Ω) của điện trở
Đo vào hai đầu điện trở xem giá trị là bao nhiêu, nếu giá trị đo được mà lớn hơn trị số của điện trở thì R bị đứt, nếu nhỏ hơn hoặc bằng là bình thường, nhỏ hơn là do có trở kháng của mạch đấu song song với điện trở.
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:46 pm
2 - Tụ điện (C) 1.Ký hiệu và đơn vị : - Trên sơ đồ nguyên lý, tụ điện có ký hiệu là chữ C, ví dụ C7728
- Đơn vị của tụ điện là Fara, trong thực tế 1 Fara có giá trị rất lớn lên người ta thường lấy giá trị Pico Fara, Nano Fara hay Micro Fara để ghi trị số cho tụ . - 1µ Fara = 10-6 Fara - 1nF = 10-3 µ F = 10-9 F - 1pF = 10-3 nF = 10-6 µ F = 10-12 F - 1µ F = 1000 nF = 1000.000 pF
- Hình dáng: tụ điện có thân mầu nâu, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại - Tụ có trị số điện dung càng lớn thì kích thước càng to - Các linh kiện có thân mầu đen là điện trở
Tụ lọc V.BAT có kích thước lớn, thường có mầu vàng (như hình)
3.Chức năng của tụ điện trên mạch
[You must be registered and logged in to see this link.] Tụ điện có tác dụng ngăn điện áp một chiều, cho phép tín hiệu cao tần đi qua
[You must be registered and logged in to see this link.] Lọc bỏ các tín hiệu cao tần trên các đường điện áp tần số thấp hoặc điện áp một chiều.
[You must be registered and logged in to see this link.] Tụ trị số lớn thì được sử dụng trong các mạch lọc cho điện áp một chiều bằng phẳng
4.Phương pháp kiểm tra tụ điện trên mạch - Các tụ điện trên điện thoại khi bình thường chúng có trở kháng bằng vô cùng (R = ∞ ) vì vậy nếu bạn kiểm tra trở kháng của tụ thấy có trở kháng thấp là biểu hiện của tụ bị dò, nếu R = 0Ω là tụ bị chập - Tụ điện có tỷ lệ hỏng rất ít, nhưng khi tụ đã bị hỏng thường gây ra những bệnh về chất lượng nên rất khó xác định để kiểm tra sửa chữa. - Để đo tụ điện, bạn để đồng hồ ở thang 1KΩ đo vào hai đầu tụ, đo hai chiều và tính theo chiều có trở kháng cao hơn, nếu tụ có trở kháng lớn là được, nếu trở kháng nhỏ thì bạn cần tháo hẳn ra khỏi mạch để đo, khi tháo ra ngoài thì trở kháng của tụ bằng vô cùng.
Một số cuộn dây có hình trụ quấn trên lõi Ferit như cuộn dây L401 và L230 ở hình trên
3.Chức năng của cuộn dây trên mạch
[You must be registered and logged in to see this link.] Cuộn dây có tác dụng ngăn tín hiệu cao tần, cho tần số thấp đi qua, trên các đường nguồn, cuộn dây được kết hợp với tụ để lọc nhiễu cao tần.
[You must be registered and logged in to see this link.] Trong các mạch tăng áp, cuộn dây được sử dụng để tạo ra điện áp cảm ứng sau đó điện áp này được chỉnh lưu để lấy ra điện áp một chiều có giá trị cao hơn điện áp đầu vào
[You must be registered and logged in to see this link.] Tụ trị số lớn thì được sử dụng trong các mạch lọc cho điện áp một chiều bằng phẳng
4.Phương pháp kiểm tra cuộn dây trên mạch - Các cuộn dây trên vỉ máy thường có trở kháng thấp khoảng 1 - 2 Ω vì vậy bạn chỉ cần đo trở kháng trên cuộn dây thấy có trở kháng thấp là được, nếu đo thấy trở kháng cao là cuộn dây bị đứt.
[You must be registered and logged in to see this link.] Đo cuộn dây bằng thang x1Ω thấy kim lên sấp sỉ = Ω là bình thường, nếu kim lên ít là cuộn dây bị đứt
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:48 pm
4 - Đi ốt - Diode (D) 1.Ký hiệụ - Trên các sơ đồ nguyên lý, đi ốt có ký hiệu là D hoặc V , ví dụ V402.
- Hình dáng của đi ôt gần giống với điện trở, một số đi ốt có đánh dấu một đầu để phân biệt chiều âm dương
3.Chức năng của đi ốt trên mạch - Đi ốt có tác dụng cho điện áp đi qua theo một chiều nên chúng được sử dụng trong mạch chỉnh lưu đổi điện áp xoay chiều thành một chiều - Các đi ốt ổn áp [You must be registered and logged in to see this link.](Zener) thì được sử dụng trong các mạch bảo vệ
[You must be registered and logged in to see this link.] Mạch bảo vệ SIM sử dụng một tổ hợp đi ốt Zener
4.Phương pháp kiểm tra đi ốt trên mạch - Để đo đi ốt, bạn chỉnh đồng hồ ở thang x 1Ω đo vào hai đầu đi ốt, đảo que đo hai chiều, nếu thấy một chiều lên 2/3 thang đo, một chiều không lên hoặc chỉ lên một chút là bình thường. - Nếu đo hai chiều thấy kim lên hết thang đo ( R = Ω ) là đi ốt bị chập, nếu đo hai chiều kim không lên ( R = ∞ ) là đi ốt bị đứt. [You must be registered and logged in to see this link.]
Để thang 1Ω đo hai chiều đi ốt thấy một chiều lên kim, một chiều không là đi ốt bình thường
duyhoafpt
Tổng số bài gửi : 239 sổ điểm cá nhân : 294 Được Cảm Ơn : 5 Join date : 11/07/2010
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC Wed Jul 14, 2010 9:50 pm
phân tích tu 2n2 -1: 2n2n là gì .2n2 là tụ mạch vco nó thường nằm trên dòng bb5 ,có trong 1 số đời máy sau:6085 3110c 6270 6280 n70 n72.... -2: 2n2 không phải máy nào cũng có 2n2 như 5610.6500 vì 1 máy khi đã tích hợp 2 n2 vào trung tần thì sẽ không có 2n2 trên mạch -3: khi bạn muốn tìm 2n2 thì xem máy có trung tần là AHNE thì máy sẽ có tụ mang trị số 2n2,còn máy có trung tần là AHNEU thì máy đã tích hợp 2n2 vào trung tần -4: tại sao máy mất sóng phải thay tụ 2n2,thông thường khi tụ 2n2 mất trị số thì máy sẽ mất sóng thu ,anh em ta cứ thay 2n2 cho ok trước rồi mần tới trung tần .nếu máy mất phát -5: Máy mất phát không ảnh hưởng đến 2n2,tại sao vì 2n2 chỉ mang tính chất là 1 bộ dao động gồm vco G7500 nên khi máy có sóng thu ,mà không phát thì 2n2 đã ok chĩ làm phần phát gồm pa lọc phát.. -6: 2n2 trên máy là tụ nào ,thật đơn giản khi nhìn vào sơ đồ ,sẽ thấy 2n2 là tụ vco của trung tần còn trên men thì nằm ngay trong hộp htk và dưới G7500VCO nó là c7511 ,c7512 -7: 1 máy có mấy 2n2 ,tuỳ theo máy mà nó tích hợp ,có máy có tới 2 hoặc 3 con có trị số 2n2 -8: dct4 có 2n2 không ,có đấy nhưng dct4 khi mất sóng thì ít bị ảnh hưởng bởi 2n2 là bb5 và dòng máy sau này khi trung tần là AHNEU tóm lại mất sóng là pan bệnh hay gặp và hay xảy ra tuy nhiên không phải có 1 cách chữa ,bạn hãy lưu ý đến 2n2 khi máy bạn mất thu hoàn toàn ,,,mình chỉ tổng hợp theo suy nghĩ và lập luận cá nhân cho anh em,ai có kinh nghiệm về 2n2 thì chia sẽ thêm cho anh em...có gì sai xót mong bỏ qua và bỗ sung,đừng spam tội nghiệp,,mất sóng mà cứ đi tìm 2n2 khi không hiễu biết thì chết...
Sponsored content
Tiêu đề: Re: Những mạch điện cơ bản tạo lên một IC