● Phân tích:
Sơ đồ trên cho thấy khi nào bạn phải chạy phần mềm sửa chữa
Bước 1 - Phân loại hư hỏng
Sau khi nhận máy từ khách hàng, bằng những kiến thức hiểu biết về nguyên lý điện
thoại => bạn cần phải phân loại được trạng thái hư hỏng của máy:
Máy hỏng nhẹ - Là các bệnh như:
- Bấm nút mở nguồn khó
- Chập chờn màn hình
- Chập chờn bàn phím, phím khó bấm
- Âm thanh loa, chuông chập chờn
- Máy bị đánh rơi v v...
- Máy bị nước vào
Tóm lại máy hỏng nhẹ thông thường là do lỗi tiếp xúc như tiếp xúc Connect giữa vỉ
máy với màn hình, tiếp xúc giữa bàn phím với vỉ máy hoặc các lỗi như đứt cáp tín hiệu
v v... thông thường những bệnh đó ta có thể khắc phục thay thế ngay được.
Máy hỏng nặng - Là các bệnh như:
- Máy không lên nguồn
- Máy mất sóng
Máy bị mất ánh sáng màn hình, trắng màn hình
- Máy bị treo phím, ko den phím.
- Máy chạy hay bị treo hoặc rối loạn chức năng điều khiển
Thông thường máy hỏng nặng bạn không thể khắc phục ngay được mà phải chuyển
sang bước 2 để kiểm tra sơ bộ.
Bước 2 - Kiểm tra sơ bộ
Khi máy hỏng nặng bạn thường không xác định được nguyên nhân hư hỏng ngay mà
cần phải sử dụng đến các thiết bị đo để hỗ trợ.
- Dùng đồng hồ vạn năng đo xem máy có bị chập nguồn V.BAT không?
- Dùng đồng hồ đo dòng kiểm tra xem máy có dòng khởi động khi bật công tắc
nguồn không? hoặc xem máy có ăn dòng quá lớn không?
- Quan sát kỹ xem máy có bị nước vào không?
- Quan sát cáp tín hiệu xem có đứt không?
Bằng những biện pháp trên hoàn toàn bạn có thể tìm ra những bệnh như:
- Chập IC khuếch đại công suất (làm châp nguồn V.BAT)
- IC nguồn chưa hoạt động (không có dòng khởi động)
- Máy bị nước vào (vỉ máy bị ẩm mốc)
- Máy bị đứt cáp màn hình hoặc cáp kết nối giữa hai vỉ máy
Nếu như bạn tìm thấy các hư hỏng như trên thì chuyển sang bước 3 để khắc phục và
thay thế. Nếu bạn không tìm thấy dấu hiệu hư hỏng thì chuyển sang bước 4 để chạy lại
phần mềm cho máy.
Bước 3 - Xử lý hoặc thay thế:
Là bước mà bạn xử lý hoặc thay thế các bệnh mà bạn đã tìm ra ngay từ quá trình phân
loại và kiểm tra sơ bộ.
Bước 4 - Chạy lại phần mềm:
Đây là bước bạn cần thực hiện sau khi đã kiểm tra sơ bộ toàn bộ máy mà không tìm
thấy dấu hiệu hư hỏng gì. Chạy lại phần mềm ở bước này có hai mục đích:
- Khắc phục hư hỏng do lỗi phần mềm gây ra.
- Xác định được vị trí hư hỏng phần cứng.
Nếu đúng là máy lỗi phần mềm thì sau khi chạy xong là bạn đã khắc phục được hư
hỏng.
Nếu là do hỏng các IC khối điều khiển như CPU, FLASH, SRAM thì trong quá trình
chạy phần mềm bạn sẽ nhận được các thông báo lỗi, dựa vào các thông báo đó, phần
nào bạn có thể biết được hư hỏng thuộc IC nào trên máy.
Bước 5 - Kiểm tra chi tiết:
Đây là bước tiếp theo cần thực hiện sau khi bạn không thể chạy được phần mềm, kiểm
tra chi tiết ở đây là bạn cần đo đạc và xác định xem IC nào chưa hoạt động.
Bước này bạn cần nắm được các mức điện áp cấp cho mỗi IC là gì, phải đo ở đâu, giá
trị của các mức điện áp đó là bao nhiêu?
Bằng các bước đo đạc chi tiết như vậy => bạn cần rút ra kết luận là máy đang hỏng IC
gì (chính xác > 60%).
Lưu ý: Không bao giờ bạn có thể kết luận được là IC hỏng 100% trừ khi IC đó bị chập
nguồn Vcc, bởi vì IC là một mạch tích hợp của hàng vạn Transistor, việc hỏng 1 con
trong số đó cũng có thể làm cho IC không hoạt động được.
Bước 6 - Hàn lại hoặc thay thử IC
Sau khi đã xác định chính xác trên 60% là hỏng IC, trước hết bạn hãy hàn lại IC để loại
trừ khả năng do bong mối hàn.
Lưu ý: Tỷ lệ IC bị bong mối hàn trong thực tế còn cao hơn là IC bị hỏng thực sự. Thay
IC mới nếu thực hiện các thao tác trên không đạt kết quả.
Sau khi thay một số IC, một số dòng máy như NOKIA, DCT4 và WD2 bạn cần phải
chạy lại phần mềm để đồng bộ lại thì chúng mới hoạt động được