Chào Mừng Các Bạn Đến Với Diển Đàn Của Chúng Tôi . Chúng Tôi Không Chịu Bất Cứ Trách Nhiệm Của Cá nhân Hay Nội Dung Của Bài Viết Nào Trong Diển Đàn . Chúc Các Bạn Online vui Vẻ
Chào Mừng Các Bạn Đến Với Diển Đàn Của Chúng Tôi . Chúng Tôi Không Chịu Bất Cứ Trách Nhiệm Của Cá nhân Hay Nội Dung Của Bài Viết Nào Trong Diển Đàn . Chúc Các Bạn Online vui Vẻ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI DIỄN ĐÀN CHUYÊN KỸ THUẬT GSM
 
Trang ChínhA nice PortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng ký
Diễn Đàn Là Nơi Giao Lưu - Học Hỏi - Chia Sẻ Những Kinh Nghiệm Qúy Báu Cho Nhau....

Share | 
 

 Khái niệm cơ bản về di động,dành cho anh em mới vào nghề

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
bienhoangkhuong
V.I.P Mem
V.I.P Mem


Nam Tổng số bài gửi : 56
sổ điểm cá nhân : 116
Được Cảm Ơn : 8
Join date : 14/07/2010
Age : 42
Đến từ : tắc vân - cà mau

Khái niệm cơ bản về di động,dành cho anh em mới vào nghề _
Bài gửiTiêu đề: Khái niệm cơ bản về di động,dành cho anh em mới vào nghề   Khái niệm cơ bản về di động,dành cho anh em mới vào nghề EmptyTue Jul 27, 2010 11:34 am

Thông tin di động được thực hiện dựa trên cơ sở thông tin vô tuyến (không dây). Điều
này thật dễ hiểu vì nếu sử dụng thông tin hữu tuyến (có dây) thì thật tốn tiền mua dây
khi chúng ta chạy lăng quăng khắp nơi mà vẫn cần liên lạc với nhau
Bài viết này không nhằm mục đích cũng cấp cho người đọc những thông số kỹ thuật hoặc
những thông tin khô khan về con số, ngày tháng, con người. Nó chỉ nhằm giúp cho người
đọc hiểu một cách đơn giản nhất về thông tin di động
sóng điện từ:
Thông tin di động được thực hiện dựa trên cơ sở thông tin vô tuyến (không dây). Điều
này thật dễ hiểu vì nếu sử dụng thông tin hữu tuyến (có dây) thì thật tốn tiền mua dây
khi chúng ta chạy lăng quăng khắp nơi mà vẫn cần liên lạc với nhau.
Sóng điện từ tồn tại khắp nơi quanh chúng ta mặc dù các giác quan của người bình
thường không cảm nhận được. Có thể kể ra đây các loại sóng truyền thanh, sóng
truyền hình, sóng bộ đàm và tất nhiên là sóng điện thoại di động.
Sóng điện từ có dạng hình sin. Nó có hai thông số cơ bản là tần số, quyết định độ dài
ngắn và biên độ, quyết định độ mạnh yếu.
Sóng điện từ cũng có các đặc tính cơ bản của sóng nói chung là có tính lan truyền, bị
phản xạ, khúc xạ, tán xạ, có tính xuyên thấu và bị hấp thụ. Để tiện hình dung, chúng ta
hãy lấy ánh sáng, cũng là một loại sóng, làm ví dụ. Nếu ánh sáng không lan truyền, thì
đơn giản là chúng ta không cần một bộ phận quan trọng là mắt. Khi soi gương, bạn
không thể thấy mình trong gương nếu ánh sáng không đi từ cơ thể bạn tới gương và
bị phản xạ tới mắt bạn. Khi để một chiếc đũa vào chậu nước rửa bát, ta thấy hình như
đũa bị gãy. Đó là vì khi ánh sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước và
ngược lại đã bị thay đổi hướng đi. Đây là hiện tượng khúc xạ. Tán xạ thì chẳng có ví
dụ nào tốt hơn cầu vồng, một tia sáng mầu trắng đã bị tán xạ thành rất nhiều tia sáng
xanh đỏ tím vàng. Ánh sáng giỏi hơn chúng ta là có thể đi xuyên qua kính cửa vì nó có
tính xuyên thấu. Các đồ vật có mầu sắc khác nhau vì chúng hấp thụ các phần khác nhau của ánh sáng
Thu phát sóng điện từ:

Việc liên lạc vô tuyến dựa trên việc thu phát sóng điện từ. Muốn thu thì phải có máy
thu, muốn phát thì phải có máy phát, còn muốn thu phát thì phải có máy cả thu lẫn
phát. Thật là đơn giản. Nhưng thông tin được thu phát như thế nào? Quá dễ, người ta
cho cấy thông tin theo một cách nào đó lên một sóng điện từ (gọi là sóng mang) và
cho máy phát phát đi. Đến máy thu, nhiệm vụ của máy thu là tách các thông tin ra khỏi
sóng mang. Như vậy sóng điện từ giống như một con lừa và thông tin là hàng hoá
chất trên lưng. Ông máy phát chất hàng hoá lên lưng lừa và ông máy thu dỡ hàng hoá
xuống. Để phân biệt thông tin của người này với người khác, người ta chia sóng mang
thành các kênh riêng biệt bằng cách điều chỉnh tần số hoặc thời gian
Mạng thông tin di động:
Máy điện thoại di động (ĐTDD) chính là một máy thu phát sóng điện từ. Trước đây,
người ta sử dụng một trạm thu phát gốc (BS: Base Station) chung cho tất cả các máy
điện thoại di động. Vì vậy công suất của máy điện thoại phải lớn và số kênh (tương
ứng với số cuộc gọi) bị giới hạn vì tần số sóng mang bị giới hạn. Để khắc phục điều
này, mạng tế bào đã được phát minh.
 Mạng tế bào (Cellular system) có cấu trúc giống như tổ ong, các ô (Cell) của nó sử
dụng 1 số kênh nhất định. Các ô sát nhau sử dụng các kênh khác nhau, còn các ô
cách nhau có thể chung kênh. Do đó số kênh có thể được tăng lên đáng kể. Mỗi ô có
chứa một BS riêng và bao phủ một vùng tương đối nhỏ. Các BS giao tiếp với nhau
thông qua các gọi là Trung tâm chuyển mạch hay Tổng đài (TĐ). Vì vậy ĐTDD có thể
sử dụng công suất thấp vẫn có thể liên lạc được trên phạm vi rộng.
Tuy vậy nhu cầu của con người là không có giới hạn, họ muốn số kênh phải tăng lên
nữa để phục vụ đông đảo người dùng hơn. Vì vậy họ phát minh ra việc thu phát sóng
điện từ bằng kỹ thuật số (Digital) thay cho kỹ thuật tương tự (Analog). Trong kỹ thuật
tương tự, thông tin được đưa từ máy thu đến máy phát mà không được nén trong khi
kỹ thuật số cho phép nén thông tin, vì vậy làm tăng lượng thông tin chuyển tải trong
cùng một thời gian so với kỹ thuật tương tự
Kỹ thuật thâm nhập tế bào:


Có 3 kỹ thuật cho phép nhiều người sử dụng cùng thâm nhập trong vùng bao phủ của một
BS (MA: Multi Access). Đó là:
 FDMA (Frequency Division MA): phân chia theo tần số. Mỗi một cuộc gọi được thu
phát trên 1 tần số riêng. Kỹ thuật này chủ yếu sử dụng cho truyền phát tín hiệu tương
tự.
 TDMA (Time Division MA): phân chia theo thời gian. Mỗi một cuộc gọi được phát trên
tần số chung nhưng theo các khoảng thời gian khác nhau. Khoảng thời gian này đủ bé
để người sử dụng không thấy có sự rời rạc khi nghe người khác nói. Kỹ thuật này có
thể được mã hoá để tăng tính bảo mật.
 CDMA (Code Division MA): phân chia theo mã. Mỗi một cuộc gọi được phát trên tần
số chung nhưng theo các khoá mã khác nhau. CDMA có thể thực hiện nhiều cuộc gọi
cùng trong một kênh với mỗi cuộc gọi được xác định bởi 1 chuỗi mã xác định. Vì vậy
dung lượng cuộc gọi trong một ô được tăng lên đáng kể.
Mạng GSM:
Mạng GSM (Global System for Mobile communication) là hệ thống mạng tế bào sử dụng
kỹ thuật TDMA. Nhờ vậy nó có nhiều tính năng ưu việt.
 Chuyển vùng quốc tế: nhờ vào các tiêu chuẩn quốc tế, có thể thực hiện cuộc gọi ở bất
kỳ nước nào có mạng GSM

 Tính bảo mật: Các cuộc gọi sử dụng kỹ thuật tương tự rất dễ bị nghe lén nếu người
nào đó có bộ thu cùng tần số với 2 người đang liên lạc. Với kỹ thuật số, làm được việc
này rất khó.
 Chất lượng cuộc gọi tốt hơn: kỹ thuật số làm giảm nhiễu, tránh rớt cuộc gọi khi người
dùng chuyển từ ô này sang ô khác, có thể sửa lỗi và tái tạo thông tin bị mất.
 Hiệu suất cao: cho phép nhiều người sử dụng hơn hệ thống tương tự.
Điện thoại di động:
ĐTDĐ thực chất là một máy tính nhỏ có gắn thêm bộ thu phát sóng điện từ và micro, loa.
Bộ thu phát sóng này có thể thực hiện thu và phát đồng thời (song công). Máy tính trong
điện thoại dùng để điều khiển tất các các nhiệm vụ được người sử dụng ra lệnh thông qua
bàn phím, giọng nói và các lệnh do TĐ gửi tới thông qua bộ thu
Giao tiếp giữa ĐTDĐ và mạng:

Mỗi một điện thoại có một mã nhận dạng riêng để nhận dạng cuộc gọi, chủ cuộc gọi và
nhà cung cấp dịch vụ. Các bước giao tiếp được thực hiện nôm na như sau:
 Khi được bật, ĐTDĐ sẽ tìm kiếm một tín hiệu đặc biệt do BS phát ra. Nếu không thấy
có tín hiệu nào, nó sẽ báo “No Service” hoặc một thông báo tương tự trên màn hình.
 Nếu bắt được tín hiệu này, ĐTDĐ sẽ xem xem tín hiệu này có phù hợp với mình
không (VD là Vinaphone hay Mobiphone). Nếu không phù hợp thì nó vẫn chỉ báo “No
Service”. Nếu phù hợp, nó sẽ tiến hành trao đổi thông tin với BS để đăng ký với TĐ để
TĐ biết vị trí của nó ở đâu. Tổng đài sẽ ghi lại thông tin.
 Khi thực hiện cuộc gọi, ĐTDĐ yêu cầu BS báo TĐ cấp cho nó 1 kênh. Nếu còn kênh
trống thì TĐ sẽ cấp và nhận nhiệm vụ tìm kiếm ĐTDĐ được gọi trong dữ liệu lưu trữ.
Khi tìm thấy ĐTDĐ được gọi, TĐ yêu cầu BS cấp kênh và báo cho ĐTDD được gọi
biết. Nếu hết kênh hoặc ông này đang thực hiện cuộc gọi khác thì TĐ sẽ báo lại cho
ĐTDD gọi đi biết là người được gọi đang bận. Nếu không nó tiến hành kết nối.
 Nếu ĐTDĐ ra xa BS, BS sẽ báo là mức tín hiệu đang giảm dần. Trong khi đó sẽ có 1
BS khác nhận được mức tín hiệu lớn dần. Hai ông này nói chuyện với nhau thông qua
TĐ để chuyển giao nhiệm vụ phục vụ chiếc ĐTDĐ đang lang thang này.

Các lỗi có thể xảy ra với việc giao tiếp giữa ĐTDĐ và mạng:
 Tất nhiên ai cũng rõ là nếu ĐTDĐ hỏng hoặc mạng bị lỗi thì sẽ xảy ra lỗi. Nhưng còn
có một số nguyên nhân khác. Chúng ta hãy loại trừ việc lỗi do ĐTDD và mạng để tìm
hiểu các nguyên nhân này.
 Các lỗi về giao tiếp giữa ĐTDD và mạng được gọi đơn giản là lỗi sóng. Có các dạng
cơ bản là mất sóng, sóng kém và rớt sóng.
 Mạng tế bào theo lý thuyết là một cái tổ ong rất đẹp nhưng trong thực tế không hoàn
toàn như vậy. Có 2 phương pháp phát sóng của BS là vô hướng và định hướng. Nếu
phát vô hướng, vùng phủ sóng sẽ có dạng hình tròn. Nếu phát định hướng, vùng phủ
sóng sẽ có dạng hình quạt. Cả 2 hình này xếp kiểu gì cũng khó mà thành hình lục giác
đều được. Thêm vào đó, sóng phát ra còn bị ảnh hưởng bởi các công trình xây dựng,
điện từ trường của nhiều nguồn khác nên vùng phủ sóng thực tế của 1 BS bị méo mó
đi rất nhiều. Vì vậy, sẽ có khu vực chẳng có BS nào phủ tới, có khu vực lại được vài
ba BS quan tâm.

vùng mất sòng:

a. Các nguyên nhân gây ra mất sóng hoặc sóng yếu:
 Càng xa BS thì sóng càng yếu. Nếu chẳng may ta ở địa điểm xa tất các các BS thì
chắc chắn là phải dùng điện thoại cố định hay bộ đàm.
 Sóng điện từ bị hấp thụ. Điều này hay xảy ra với các khu vực nhà cao tầng, có nhiều
bê tông cốt thép và các vật liệu kim loại.
 Sóng điện từ bị phản xạ bởi các vật liệu kim loại như mái nhà bằng tôn chẳng hạn.
 Khu vực có điện từ trường của vỏ Trái đất mạnh cũng có thể gây ra mất sóng hoặc
sóng yếu.
b.Các nguyên nhân gây ra rớt sóng:
 Người gọi di chuyển vào vùng mất sóng hoặc sóng yếu.
 Người được gọi di chuyển vào vùng mất sóng hoặc sóng yếu.
c. Các trường hợp hiếm gặp:
 Người sử dụng trong khu vực giao thoa giữa các BS có thể gặp trường hợp 1 máy
ĐTDĐ do BS này quản lý còn ĐTDĐ ở ngay gần đấy lại do BS khác quản lý. Do đó
mức sóng của 2 máy có thể khác nhau.

trích nguồn sưu tầm dành để anh chị em tham khảo,ai biết rồi thì đừng chém nha

Về Đầu Trang Go down
 

Khái niệm cơ bản về di động,dành cho anh em mới vào nghề

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KHU VỰC ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG :: SỬA CHỮA PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM-
Cracker by:lamnhattrung_1402
Powered by: vBulletin v4.0.3 Copyright ©2010,TP_ Bắc Ninh City.
Diễn Đàn Được Phát Triển Bởi: lamnhattrung_1402 và Tất Cả Các Thành Viên
Liên Hệ: Y!H: anhsesongviem_1402 ĐT: +7925-0234-999 Fax: 0913-560-028
Founder :lamnhattrung_1402

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất